Chủ Nhật, 19 tháng 1, 2014

Ngựa trong Kinh Thánh

 NGỰA TRONG KINH THÁNH
 
  1. Ngựa Áp-sa-lôm : 2Sm 18,9
    Áp-sa-lôm bị bề tôi vua Đa-vít bắt gặp, Áp-sa-lôm đang cỡi con la đi vào dưới một cây vân hương lớn, cành lá chằng chịt. Đầu y mắc vào cạy vân hương và y bị treo giữa trời và đất.

  1. Ngựa ông Na-a-man : 2V 5,9
    Ông Na-a-man, tướng chỉ huy quân đội của vua A-ram (Sy-ri) bị bệnh cùi. Ngôn sứ Ê-li-sa bảo ông đến sông Gio-đan tắm 7 lần. Ông đến cà xe và ngựa.

  1. Máu của bà I-de-ven bắn vào các con ngự:  2V 9,33
     Ông Giê-hu ngửa mặt lên phía cửa sổ và nói : quăng nó xuống. Họ quăng bà xuống; máu của bà bắn vào tường và vào các con ngựa.

  1. Ngựa giống vô tri: Tv 32,9
    Đừng bắt chước lừa ngựa giống vô tri
    Phải chế ngự bằng giây cương hàm thiếc
    Nếu không nó chẳng chịu đến gần

  1. Ngựa nhảy tung tăng: Kn 19,8-9
     Có tay Ngài che chở, toàn dân đã đi qua
     Và chứng kiến bao điềm thiêng dấu lạ
     Như ngựa chăn ngoài đồng như chiên nhảy tung tăng

     6. Con lừa cái của Bi-lơ-am: Ds 22,22-35
Vua Mô-ap sợ người Ít-ra-en. Vua nói với ông Bi-lơ-am : “Này có một dân đã ra khỏi Ai-cập lan tràn khắp nơi và hiện đang đóng trại đối diện với ta. Vậy xin ông đến nguyền rủa dân ấy cho ta…
  Ông Bi-lơ-am cỡi con lừa cái của mình, có hai tiểu đồng đi theo. Con lừa thấy thần sứ của Đúc Chúa đứng trên đường, gươm trần trong tay, thì nó tránh đường, đi xuống ruộng. Ông đánh con lừa cho nó lên trên đường.
  Bấy giờ thần sứ của Đức Chúa đứng chặn tại một đường mòn giữa các vườn nho, tả hữu có tường. Con lừa cái trông thấy thần sứ của Đức Chúa thì đi ép vào tường khiến chân ông Bi-lơ-am bị cọ xát. Ông lại đánh nó.
Thần sứ của Đức Chúa lại đi tới và đứng ở một nơi chật hẹp đến nỗi không còn chỗ tránh qua bên tả bên hữu. Con lừa trông thấy thần sứ của Đức Chúa, bèn nằm bẹp  xuống bên dưới ông Bi-lơ-am . Ông nổi nóng lại dùng gậy đánh con lừa.
Bấy giờ Đức Chúa mở miệng con lừa; nó nói với ông Bi-lơ-am  :”Tôi đã làm gì ông mà ông, mà ông lại đánh tôi những ba lần”. Ông Bi-lơ-am nói với con lừa : “Vì mày đã ngạo tao. Tao mà có sẵn chiếc gươm trong tay, thì tao đã giết mày rồi!” Con lừa nói với ông Bi-lơ-am : “Tôi không phải là con lừa cái của ông, mà ông đã cỡi mãi tới ngày hôm nay sao ? Tôi đã quen làm như vậy với ông bao giờ chưa ?” Ông đáp : “Chưa bao giờ.”
Bấy giờ Đức Chúa mở mắt cho ông thấy thần sứ của Đức Chúa trên đường, gươm trần trong tay. Ông quì xuống, sấp mặt sát đất. Thần sứ của Đức Chúa nói với ông : “Tại sao ngươi đánh con lừa của ngươi những ba lần ? Này chính Ta đứng ra chặn đường ngươi, vì trước mặt Ta, con đường này nguy hiểm. Con lừa cái thấy Ta, thì nó tránh mặt Ta những ba lần. Giả như nó không tránh  mặt Ta, thì chắc chắn ta đã giết chết ngươi, còn nó thì Ta đã để cho nó sống”. Ông Bi-lơ-am thưa với thần sứ của Đức Chúa : “Tôi đã trót phạm tội, vì tôi đã không biết là Ngài  đứng chặn đường không cho tôi đi. Bấy giờ nếu Ngài thấy là không được, thì tôi sẽ quay về nhà.” Thần sứ của Đức Chúa nói với ông Bi-lơ-am : “Ngươi cứ đi với các người ấy; nhưng ngươi chỉ được nói điều Ta bảo ngươi.” Thế là ông Bi-lơ-am cùng đi với các thủ lãnh của vua Ba-lác.

9. Chiến mã của vua Pha-ra-: Xh 14,21…
Ông Mô-sê giơ tay trên mặt nước biển, Đức Chúa cho một cơn gió đông thổi mạnh suốt đêm, dồn biển lại, khiến biển hóa thành đất khô cạn. Nước rẽ ra và con cái Ít-ra-en đi vào giữa lòng biển khô cạn, nước sừng sững như tường thành hai bên tả hữu. Quân Ai-cập đuổi theo; toàn thể chiến mã chiến xa và kỵ binh của Pha-ra-ô tiến vào giữa lòng biển, đằng sau dân Ít-ra-en. Vào lúc gần sáng, từ cột lửa và mây, Đức Chúa nhìn xuống hàng ngũ Ai-cập, Người gây rối loạn trong hàng ngũ chúng. Người làm cho chiến xa kẹt bánh, khiến chúng phải vất vả mới di chuyển nổi. Quân Ai-cập bảo nhau : “Ta phải trốn bọn Ít-ra-en, vì Đức Chúa chiến đấu chống lại người Ai-cập để giúp họ”. Đức Chúa phán với ông Mô-sê : “Hãy giơ tay trên mặt biển, nước sẽ ập xuống trên quân Ai-cập cùng với chiến mã và kỵ binh của chúng”.
Bấy giờ ông Mô-sê cùng với con cài Ít-ra-en hát mừng Đức Chúa bài ca sau đây. Họ ca rằng… “Người là trang chiến binh, danh Người là Đức Chúa. Xa mã Pha-ra-ô, Người xô xuống lòng biển, tướng dũng với binh hùng chết chìm trong biển sậy.”

10. Thánh Phaolô-lô ngã ngựa : Cvtđ 9,1…
Ông Sao-lô vẫn còn hằm hằm đe dọa giết các môn đệ Chúa, nên đã tới gặp thượng tế xin thư giới thiệu đến các hội đường ở Đa-mát, để nếu thấy những người theo đạo, bất luận đàn ông đàn bà, thì bắt trói giải về Giê-ru-sa-lem.
Vậy đang khi ông đi đường và đến gần Đa-mát, thì bỗng nhiên có một luồng ánh sáng từ trời chiếu xuống bao phủ lấy ông. Ông ngã xuống đất và nghe có tiếng nói : “Sa-un, Sa-un, tại sao ngươi bắt bớ Ta ?”… Ông Sao-lô từ dưới đất đứng dậy, mắt thì mở nhưng không thấy gì. Người ta phải cầm tay dắt ông vào Đa-mát.

11. Con ngựa trắn: Kh 6,2
Tôi lại thấy : Khi Con Chiên mở ấn thứ nhất trong bảy ấn, thì tôi nghe một trong bốn con vật hô lên tiếng vang như sấm : “Hãy đến!” Tôi thấy một con ngựa trắng và một người cỡi ngựa mang cung. Người ấy được tặng một triều thiên và ra đi như người thắng trận, để chiến thắng
  Kh 19,11.14
Bấy giờ tôi thấy trời rộng mở : kìa một con ngựa trắng và người cỡi ngựa mang tên là “Trung thành và Chân thật”, Người theo chân lý mà xét xử và giao chiến… Các đội quân thiên quốc đi theo Người, họ cỡi ngựa trắng, mặc áo vải gai mịn trắng tinh.

12. Con ngựa đỏ: Kh 6,4
Khi Con Chiên mở ấn thứ hai, thi tôi nghe con vật thư hai hô : “Hãy đến!” Một con ngựa khác đi ra, đỏ như lửa, người cỡi ngựa được quyền cất hòa bình khỏi mặt đất, để cho người ta giết nhau; người ấy được ban một thanh gươm lớn.

13. Con ngựa : Kh 6,5
Khi Con Chiên mở ấn thứ ba, thì tôi nghe một con vật thứ ba hô : “Hãy đến!”. Tôi thấy kìa một con ngựa ô và người cỡi ngựa cầm cân trong tay.

14. Con ngựa xanh nhạt: Kh 6,8
Khi Con Chiên mở ấn thứ bốn, thì tôi nghe tiếng con vật thứ bốn hô : “Hãy đên1”. Tôi thấy : kìa một con ngựa xanh nhạt, và người cỡi ngựa mang tên là Tử thần, có âm phủ theo sau.

(Chú giải của Kinh Thánh Cho Mọi Người : bốn con ngựa tượng trưng cho bốn sức mạnh chủ động trong lịch sử Sách Thánh.
Người cỡi con ngựa trắng  là vị đem Lời Thiên Chúa trao cho các ngôn sứ của Người trong Cựu Ước. Chúa Kitô, Ngôi Lời của Thiên Chúa, chỉ đến sau đó, trong thời gian lịch sử Ki-tô giáo. Người cũng sẽ cỡi con ngựa trắng ấy (Kh 19,11).
Ba con ngựa còn lại tượng trưng chiến tranh, đói kém và dịch hạch).

15. Ngựa châu chất:  Kh 9,7
Tiếng kèn của thiên thần thứ năm nổi lên. Tôi thấy một ngôi sao từ trời sa xuống đất; ngôi sao ấy nhận được chìa khóa của giếng vực thẳm.Ngôi sao mở giếng vực thẳm, và một đám khói từ giếng vực thẳm bốc lên, giống như khói một cái lò lớn, khiến mặt trời và không khí tối sầm lại vì khói của giếng ấy. Từ đám khói ấy, châu chấu bay ra khắp mặt đất, chúng nhận được quyền phép của bọ cạp trên mặt đất. Chúng bị cấm không được phá hoại cỏ trên mặt đất, mọi loài xanh tươi và mọi cây cối, mà chỉ được phá hại những người không mang ấn của Thiên Chúa trên trán…Hình dáng châu chấu giống như ngựa sẵn sàng vào trận…

16. Ngựa mầu lửa:  Kh 9,17
Trong thị kiến tôi thấy ngựa và người cỡi ngựa như thế này : chúng mặc áo giáp mầu lửa, mầu huỳnh ngọc và diêm sinh : đầu ngựa như đầu sư tử, và mõm chúng phun ra lửa, khói và diêm sinh
(Sưu tầm)


Năm Ngựa 2014: Ngựa nói chung.

I. NGỰA NÓI CHUNG
Ngựa (danh pháp hai phần: Equus caballus) là một loài động vật có vú trong họ Equidae, bộ Perissodactyla. Loài này được Linnaeus miêu tả năm 1758.[1], và là một trong số 8 phân loài còn sinh tồn cho tới ngày nay của họ Equidae. Ngựa đã trải qua quá trình tiến hóa từ 45 đến 55 triệu năm để từ một dạng sinh vật nhỏ với chân nhiều ngón trở thành dạng động vật lớn với chân một ngón như ngày nay.
Nuôi dưỡng
Con người bắt đầu thuần dưỡng ngựa vào khoảng 4000-4500 TCN[4][5], và người ta tin rằng ngựa đã được nuôi phổ biến ở châu Âu vào khoảng 3000 TCN-2000 TCN[6][7][8]. Ngựa chiến được sử dụng rộng rãi trong chiến tranh, nhất là chiến tranh thời cổ
Tuổi đời
Tùy thuộc vào giống, sự quản lý và môi trường, thức ăn, nước uống v.v ngày nay ngựa có tuổi thọ khoảng 25 đến 30 năm. Con ngựa sống thọ nhất có thể kiểm chứng là "Old Billy", một con ngựa sống trong thế kỷ 19 với tuổi thọ là 62 năm[9]. Hiện nay, Sugar Puff, con ngựa được liệt kê trong Sách Kỷ lục Guinness như là con ngựa pony già nhất còn sống trên thế giới, đã chết ngày 25 tháng 5 năm 2007 ở độ tuổi 56[10].
Sinh sản
Ngựa cái mang thai kéo dài khoảng 335-340 ngày. Ngựa thường sinh một. Ngựa con có khả năng đứng và chạy một thời gian ngắn sau sinh. Ngựa bốn tuổi được coi là là ngựa trưởng thành, mặc dù chúng tiếp tục phát triển bình thường cho đến khi sáu tuổi, thời gian hoàn thành sự phát triển của ngựa cũng phụ thuộc vào kích cỡ của ngựa, giống, giới tính và chất lượng chăm sóc.
Loài ngựa nhỏ nhất

Loài ngựa Mirature Horses là loài ngựa nhỏ nhất thế giới, chỉ cao từ 35 đến 47 cm. Loài ngựa này chỉ sống tập trung ở vùng núi Nam Carolina (Mỹ). tuổi thọ trung bình của một chú ngựa này từ 40 đến 50 năm, trong khi đó, ngựa bình thường có tuổi thọ từ 20 đến 30 năm.[11]

(Sưu tầm)

Family