Chủ Nhật, 28 tháng 9, 2014

Thực thi ý Chúa.



“Người kia có hai con trai. Ông ta đến nói với người thứ nhất: ‘Này con, hôm nay con hãy đi làm vườn nho.’ Nó đáp: ‘Con không muốn đâu!’ Nhưng sau đó, nó hối hận, nên lại đi’.” (Mt 21,28-29)
Giám đốc một công ty một lần tâm sự với một nhân viên trẻ: "Em có nhiều bất đồng và ý kiến với kế hoạch của công ty, nhiều lần em từ chối công tác, nhưng sau đó em cũng làm và hoàn thành tốt công việc".
Ông giám đốc nói tiếp: "Khác với một số người, đồng ý ngay từ đầu nhưng không làm, tôi rất thích tính thẳng thắn, trung thực của em".
Câu chuyện trên, ngày nay phổ biến trong các cơ quan, xí nghiệp  hạng người: có ý kiến góp ý và xu nịnh. Người có ý kiến, hay thắc mắc thường bị lãnh đạo để ý. Kẻ luôn gật đầu đồng ý thì lãnh đạo hài lòng, khen ngợi. Người "thằng thắn, trung thực thường thua thiệt".
Bài tin mừng hôm nay kể lại dụ ngôn: “Người kia có hai con trai. Ông ta đến nói với người thứ nhất: ‘Này con, hôm nay con hãy đi làm vườn nho.’ Nó đáp: ‘Con không muốn đâu!’ Nhưng sau đó, nó hối hận, nên lại đi’.” (Mt 21,28-29)
Ngay từ đầu, trong tâm thức ngưới con đã có ý "không muốn làm". Ví vậy, khi ngưới cha nói "‘Này con, hôm nay con hãy đi làm vườn nho". Nó trả lời ngay không do dự: "Con không muốn đâu". Nghe câu trả lời đó chắc người cha không hài lòng. Người con thứ hai ngược lại trả lời ngay: "Vâng, con sẽ di làm vườn nho cho cha". Người cha chắc rất hài lòng vì câu trả lời của người con này. Kết quả, người con thứ nhất nói "không" rồi lại đi làm vì nó hối hận; người con thứ hai thưa "vâng" lại không đi làm theo ý của cha.
Người Kitô hữu cũng thế luôn có câu trả lời không với ý của Thiên Chúa. Họ luôn làm theo ý của con người và cho đó là đúng. Tuy nhiên, con người có ý hướng biết hối hận, biết nhìn lại sự việc một cách tích cực, hoàn thiện. Nói "làm" mà thôi chưa đủ mà phải bắt tay vào công việc theo đúng ý của Thiên Chúa với thái độ hoàn toàn vâng phục và tự do. Chúa nói: "Không phải những ai nói ‘Lạy Chúa, lạy Chúa’ là được vào Nước Trời, mà chỉ những người thi hành ý Chúa mới được vào thôi.
Mỗi người Kitô hữu muốn thi hành ý Chúa cần "nghe" Lời Chúa bằng đôi tai; "suy niệm" thấu hiểu Lời Chúa nơi khối óc; chuyển hiểu biết về trái tim "yêu thương" và cuối cùng biến đổi nơi bàn tay "thực thi" ý Ngài.
Lạy Chúa, xin cho con luôn biết lắng nghe Lới Chúa, học hỏi và thực thi ý Chúa trong gia đình và môi trường sống của con.

Thứ Ba, 23 tháng 9, 2014

Nghe-biết và thực hành.

"Ai là mẹ Ta, ai là anh em Ta? Chính những ai thi hành ý muốn của Thiên Chúa, người ấy là mẹ Ta và là anh em Ta".
Ngay từ khi mới sinh, trẻ em tiếp xúc với môi trường chung quanh qua các giác quan. Khởi đầu là nghe cha mẹ gọi tên con, lập đi lập lại tên những ngưởi thân hoặc vật dụng để bé quen. Bước hai, bé biết-bé nhận thức được sự việc và khi lớn lên bé học hởi và làm những việc mà cha mẹ đã dạy. Quá trình từ nghe-biết- thực hành cả là một thời gian dài học tập, tích lũy. Những điều đã học, dã biết nay đem ra thực hành, vì thế việc học được rõ ràng thêm; 
Tin Mừng hôm nay(Thứ Ba sau CN XXV TN-A), khi Chúa đang ngồi giảng giữa một đám đông, có kẻ nói với Ngài: "Thưa Thầy, có mẹ và anh em Thầy đang tìm Thầy". Chẳng những Chúa Giêsu không ra gặp mẹ, mà Ngài còn nói: "Ai là mẹ Ta, ai là anh em Ta? Chính những ai thi hành ý muốn của Thiên Chúa, người ấy là mẹ Ta và là anh em Ta".
Câu nói của Chúa Giêsu cho thấy Ngài nhấn mạnh nền tảng đức tin, thể hiện niềm tin của mình bằng việc thực thi thánh ý Chúa. Học hỏi Lời Chúa là bước đầu để biết. Nhưng thật thiếu sót nếu hiểu mà thiếu thực hành Lời Chúa dạy thì chỉ là đức tin chết. Thánh Giacôbê nói: "Đức tin không việc làm là Đức tin chết"
Lạy Chúa, trong năm Tân Phúc Âm hóa gia đình, xin cho chúng con biết năng học hỏi Lới Chúa và đem ra thực hành, để gắn kết tình yêu gia đình trong tình yêu của Chúa.


Thứ Hai, 22 tháng 9, 2014

Đặt đèn trên đế.

"Đèn được đặt trên đế, để những ai đi vào thì nhìn thấy ánh sáng"
                                                                                     (Lc 8 16-18)

Mỗi một vật dụng đều có gía trị riêng. Một cây kim nhỏ bé, một cây bút, cuốn tập hoặc lớn hơn như xe hơi, căn nhà.. đều là những vật hữu dụng. Một ngọn đèn dầu chỉ có ich khi đựợc chứa đầy dầu và tháp sáng, chiếu tỏa ánh sáng ra chung quanh, giúp mọi người thấy được nhau. Đèn càng đặt trên cao thì không gian được chiếu sáng cáng rộng. Lúc này giá trị của đèn thật hữu dụng.

Chúa Giêsu đã phán cùng dân chúng rằng: "Chảng ai đốt đèn rồi lấy hũ che đi, hoặc để dưới gầm giường, nhưng đặt trên đế để những ai vào thì thấy ánh sáng" (Lc 8, 16)

Người Kitô hữu cũng như một ngọn đèn hữu dụng, có giá trị nếu như họ tỏa sáng ra môi trường chung quanh; nơi công sở, trường học, lối xóm. Ngọn đèn của họ luôn đặt trên cao lan tỏa ánh sáng Chúa Kitô để mọi người nhận thấy. Cũng như ngọn hải đăng càng cao thì ánh sáng soi dẫn tàu thuyền càng xa, càng rộng.
                                       "Hải đăng soi lối sáng trời,
                                Lời Chúa chỉ bảo cho người thành nhân"
Lạy Chúa, xin cho chúng con là những ngọn đèn dầu hữu dụng cho Chúa. Đèn luôn được dổ đầy dầu "Lời Chúa" và được đặt trên đế, để chúng con lan tỏa ánh sáng cho mọi người để họ nhận biết Thiên Chúa.


Thứ Năm, 11 tháng 9, 2014

Cái xà trong mắt.

Cái xà trong mắt.

“Sao anh thấy cái rác trong mắt của người anh em, mà cái xà trong con mắt chính mình lại không để ý tới”.(Lc 6,41)
Trong một buổi sinh hoạt, thầy hiệu trưởng giơ lên cho các em thấy một tờ giấy trắng, trên đó có một chấm tròn đen ở một góc nhỏ, và hỏi: 
- Các em có thấy đây là gì không? 
Tức thì cả hội trường vang lên: 
- Đó là một dấu chấm. 
Thầy hiệu trưởng hỏi lại: 
- Thế không ai nhận ra đây là một tờ giấy trắng cả ư? 
Và thầy hiệu trưởng kết luận: 
- Thế đấy, con người luôn luôn chú ý đến những lỗi nhỏ nhặt, mà quên đi tất cả những phẩm chất tốt đẹp còn lại.

Con người khi đánh giá một sự việc, hay nhận xét về một người khác thướng chỉ chú ý đến lỗi nhỏ nhặt và coi đó là lớn. Họ soi mói “vạch lá tìm sâu” những khuyết điểm của người. Họ nhìn rõ những xấu xa của người trong mắt họ. Còn chính họ thì sao? Họ có khuyết điểm không, có những tính xấu không?
Chúa Giê su đã nói: “Sao anh thấy cái rác trong mắt của người anh em, mà cái xà trong con mắt chính mình lại không để ý tới”.(Lc 6,41)

Hình ảnh “cái rác” và “cái xà” trong mắt mà Chúa Giê su dùng cho thấy cái xấu của người rất nhỏ, chỉ là cọng rác. Nhưng cái xấu của mình thì gấp bội, là “cái xà”. Do đó, nếu muốn lấy cái rác trong mắt người khác, hoặc trước khi phê bình một người hãy nhìn lại mình và lấy “cái xà” trong mắt ra trước. “Lấy cái xà trong mắt ngươi trước đã, rồi sẽ thấy rõ, để lấy cái rác trong con mắt người anh em”. (Lc 6,42).


Lạy Chúa, xin cho con biết nhìn những người chung quanh con với con mắt trong sáng để thấy những ưu diểm, nhiếu mặt tốt của họ. Xin cho chúng con biết nhận ra những thiếu sót,  bất toàn của mình mà sửa trước khi sửa lỗi anh em. Amen.

Family